Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

CHÚT LÃNG MẠN

 
   Mới hay thật đã  nên rằng :
     Khát trăm thứ cũng chẳng bằng khát em .
      Ngồi mà suy ngẫm thử xem ,
     Phán hơi chuẩn đấy hổng thèm ngoa đâu .
    Uống em thì ngấm rất lâu ,
    Uống trăm thứ khác vào đầu ra đuôi .
      Uống gì thì cũng dễ thôi ,
     Uống em tuy khó nhưng rồi ngon lâu .
    Còn gì hơn thế nữa đâu ,
    Còn chi hơn chuyện sở cầu lưỡi em .


Mầu hồng đâu ở má em ,
 Mà trong con mắt người đem gieo tình .
  Em không đẹp , cũng chả xinh ,
  Nhưng tôi vẫn muốn ghép hình bóng đôi  

 Hóa ra đã thấy mê rồi ,
  Mê nhưng chẳng rõ rằng tôi mê gì .
    Tim ơi  hãy mách hộ đi !
  
Tại nam châm hút hay vì nợ duyên         


 Câu ghét ghê , đừng vội tin anh nhé !
   Ghét thật thì đâu dễ để anh hôn ,
  Con gái yêu : ngữ ngôn hay ngược ý ,
    Bảo ứ thèm là quý - nhớ chưa anh !
   Đã yêu nhau luôn mong đợi ngọt lành ,
  Thứ đắng cay đừng dành trao nhau nhé !
   Kiểu con gái chúng em là như thế ,
    Chớ dại khờ mà để tuột mất nhau .
 





Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

NHỮNG NGƯỜI VỢ CỦA BÁC HỒ

         

     1-Tăng Tuyết Minh


                                                                             Tăng Tuyết Minh thời trẻ.

Trên một Website Trung Quốc đã đăng một bài viết về cuộc hôn nhân của ông Nguyễn Ái Quốc với bà Tăng Tuyết Minh vào tháng 10.1926. Có thể là do mục đích "nhiệm vụ" và cũng có thể là một cuộc hôn nhân thật sự. Điều đó là chuyện bình thường với một con người, kể cả một lãnh tụ. Dù sao thì đây cũng là một thông tin mà chúng tôi đã được nghe khá nhiều mà chua được kiểm chứng. Nay gặp bài viết này, chúng tôi hy vọng sự thật về Bác Hồ sẽ dần được khám phá thêm nhiều điều phong phú hơn nữa. Chúng tôi rất lấy làm vui nếu đây lại chính là sự thật về Người .

Xuất thân

Tăng Tuyết Minh sinh vào tháng 10 năm 1905 tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Bà quê ở huyện Mai tỉnh Quảng Đông, cha là Tăng Khai Hoa làm nghề buôn bán, mẹ bà là Lương thị, vợ kế của Tăng Khai Hoa. Người cha qua đời khi Tăng Tuyết Minh mới lên mười.

Đầu năm 1923, bà học Cao đẳng tiểu học sau đó tốt nghiệp trường Hộ sinh Quảng Châu, ra làm nữ hộ sinh. Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Lý Thụy từ Moskva đến Quảng Châu làm phiên dịch cho cố vấn Liên Xô Mikhail Markovich Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn.

Mùa hè năm 1926, qua sự mai mối của một trợ thủ đắc lực là Lâm Đức Thụ (một thanh niên cách mạng hăng hái có triển vọng, nhưng về sau đã từng bước phản bội, li khai hàng ngũ cách mạng Việt Nam), Nguyễn Ái Quốc gặp Tăng Tuyết Minh, ông rất có cảm tình với cô gái Quảng Châu có gương mặt trái xoan, da trắng, điềm đạm, đoan trang, thông minh này.

Hôn nhân

Theo cuốn "Hồ Chí Minh với Trung Quốc" (Hu Zhiming Yu Zhongguo) xuất bản năm 1990 của tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng), nhà sử học, phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây thì tháng 10 năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, khi đó lấy tên là Lý Thụy, tổ chức hôn lễ tại nhà hàng Thái Bình, với sự chứng kiến của Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một bộ phận học viên khoá huấn luyện phụ vận. Đây cũng là địa điểm mà Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu tổ chức kết hôn trước đó một năm. Cuộc hôn nhân này ban đầu bị mẹ Tăng Tuyết Minh phản đối vì bà lo Nguyễn Ái Quốc hoạt động nay đây mai đó không ổn định, nhưng lại được Tăng Cẩm Tương, anh của Tăng Tuyết Minh, tán thành vì nhận xét Nguyễn Ái Quốc là người có học vấn, cẩn trọng và tâm huyết với sự nghiệp. Theo sử gia người Pháp Pierre Brocheux trong cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography, một số đồng sự của Lý Thụy như Nguyễn Hải ThầnLê Hồng Sơn cũng phản đối cuộc hôn nhân. Trong một lá thư cho các đồng sự, Lý Thụy đã giải thích lý do cưới Tăng Tuyết Minh là vì ông cần một phụ nữ để dạy ngôn ngữ và chăm lo nhà cửa.[1]

Sử gia William J. Duiker trong cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: A Life đã nhắc đến tin đồn rằng hai người đã có một người con gái; ông dẫn thông tin này từ cuốn Vision Accomplished? của tác giả Nguyễn Khắc Huyên.[2]

Xa nhau mãi mãi

Ngày 12 tháng 4 năm 1927, sau khi Nguyễn Ái Quốc với Tăng Tuyết Minh kết hôn đuợc nửa năm, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chính biến tại Thượng Hải. Nguyễn Ái Quốc phải chuyển đến Vũ Hán vì trụ sở của đoàn cố vấn Lao Liên chuyển đến đây. Tuy nhiên do tình thế lúc bấy giờ, sau khi đến Vũ Hán, Nguyễn Ái Quốc lại chuyển đến Thượng Hải, rồi đi sang Nga, vòng qua châu Âu rồi về Thái Lan...

Về phần mình, Tăng Tuyết Minh gia nhập Đoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa. Từ tháng 7 năm 1927 đến tháng 6 năm 1929, Tăng Tuyết Minh vào học tại trường Anh văn Kiêm Bá và trường Trung học nữ sinh Tân Á. Từ tháng 7 năm 1929 đến đầu năm 1930, Tăng Tuyết Minh rời Quảng Châu, làm nữ hộ sinh huyện Thuận Đức quê ngoại.

Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi Tăng Tuyết Minh

Nguyễn Ái Quốc đã vài lần nhờ người chuyển thư cho Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả. Khi ở Thái Lan, ông đã viết một lá thư bằng chữ Hán với nội dung như sau:

thu NAQDữ muội tương biệt,

Chuyển thuấn niên dư,

Hoài niệm tình thâm,

Bất ngôn tự hiểu.

Tư nhân hồng tiện,

Dao ký thốn tiên,

Tỷ muội an tâm,

Thị ngã ngưỡng (hoặc sở) vọng.

Tinh thỉnh

Nhạc mẫu vạn phúc.

Chuyết huynh Thụy.

Dịch nghĩa: "Từ ngày chia tay với em, đã hơn một năm trôi qua. Nhớ thương khắc khoải, chẳng nói cũng hiểu. Nay mượn cánh hồng, gửi mấy dòng thư để em yên tâm, đó là điều anh mong mỏi, và cầu cho nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về, Thụy".

Bản dịch của N.H.Thành:

Cùng em xa cách,

Đã hơn một năm,

Thương nhớ tình thâm,

Không nói cũng rõ.

Cánh hồng thuận gió,

Vắn tắt vài dòng,

Để em an lòng,

Ấy anh ngưỡng vọng.

Và xin kính chúc,

Nhạc mẫu vạn phúc.

Anh ngu vụng : Thụy

Bức thư này bị mật thám Đông Dương chặn được ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện được lưu trữ tại C.A.O.M. (Aix en Provence). Nguồn: Daniel Hémery, HO CHI MINH De L'Indochine au Vietnam, Gallimard, Paris 1990, tr.145.

Theo Pierre Brocheux, nội dung của bức thư này đã phản lại lý do thực dụng mà ông đã dùng để giải thích cho các đồng sự về việc cưới Tăng Tuyết Minh[1].

Đầu tháng 5 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc lại viết một lá thư nữa từ Thượng Hải hẹn Tăng Tuyết Minh lên Thượng Hải để gặp nhau. Tiếc thay lá thư này cũng không đến được tay Tăng Tuyết Minh do cô đã rời địa chỉ ghi trong thư là trạm y tế của bác sĩ Dư Bác Văn ở thị trấn Lặc Lưu và người ta đã xem trộm rồi đốt đi. Mãi nửa năm sau Tăng Tuyết Minh mới biết chuyện.

Nhìn thấy chồng tại tòa án rồi qua ảnh

Ngày 5 tháng 6 năm 1931 Nguyễn Ái Quốc bị các nhà cầm quyền Anh bắt sau khi trở lại Hương Cảng. Đến cuối năm 1931, nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng đem Nguyễn Ái Quốc ra xét xử, tuy nhiên Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nhìn thấy ông từ rất xa, còn ông thì hoàn toàn không biết bà có mặt tại toà. Đây là lần sau cùng bà Tăng Tuyết Minh nhìn thấy Nguyễn Ái Quốc.

Theo bài "Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh", đã đăng trên tạp chí Đông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Đông Nam Á), số tháng 11-2001 xuất bản tại Nam Ninh của Hoàng Tranh thì tháng 5 năm 1950 bà Tăng Tuyết Minh, nhìn thấy ảnh Hồ Chí Minh trên Nhân dân Nhật báo cùng với tiểu sử, bà tin chắc đó chính là chồng mình. Bà đã cố gắng liên lạc với ông qua đại sứ Hoàng Văn Hoan và tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng tất cả cố gắng của bà đều không thành. Hồ Chí Minh cũng từng thông qua Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu và Đào Chú, Bí thư Trung Nam cục dò tìm tung tích của Tăng Tuyết Minh nhưng không có kết quả.

Năm 1977 bà về hưu, sau 52 năm tận tuỵ với nghề nữ hộ sinh. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, bà Tăng Tuyết Minh qua đời tại Quảng Châu, thọ 86 tuổi.

 

 

 Bài sưu tầm trên mạng .

2- Nông Thị Xuân

Bức Thư Mật liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh
(Lưu giữ tại văn phòng Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam)
Cao Bằng ngày 29 tháng 7 năm 1983.

    Kính gởi Ông Nguyễn hữu Thọ Chủ tịch quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    Tôi là một thương binh đã 25 năm nay vô cùng đau khổ, không dám hé răng với ai. Không phải chỉ vì vết thương bom đạn, chiến tranh mà là một vết thương lòng vô cùng nhức nhối. Nay tôi sắp được từ giã cái xã hội vô cùng đen tối này đi sang thế giới khác, tôi phải chạy vạy rất khó khăn mới viết được bức thư này lên Chủ tịch, hy vọng ông còn lương tri, lương tâm đem ra ánh sáng một vụ bê bối vô cùng nghiêm trọng tàn ác, mà người vợ chưa cưới của tôi là một nạn nhân. Nay tôi hy vọng những tên hung thủ được lột mặt nạ trước công chúng, không để cho chúng ngồi trên đầu trên cổ nhân dân.

    Nguyên từ năm 1954 tôi có người yêu tên Nguyễn thị Vàng, 22 tuổi quê làng Hà Mạ, Xã Hồng Việt, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Cô Vàng có người chị họ là Nguyễn thị Xuân, tên gọi trong gia đình là cô Sang tức Minh Xuân. Tôi nhập ngũ đi bộ đội cuối năm 1952. Cô Vàng và cô Xuân tình nguyện vào công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhụ. Ðược mấy tháng sau ông Trần Ðăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần mấy lần đến gặp cô Xuân. Ðầu năm 1955 thì đem xe tới đón về Hà Nội, nói là để phục vụ Bác Hồ. Ðược mấy tháng sau thì cô Xuân cũng xin cho cô Vàng về Hà Nội, ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm với cô Xuân và cô Nguyệt con gái ông Hoàng văn Ðệ cậu ruột cô Xuân.

    Ðã luôn 2 năm tôi chỉ được tiếp thư chứ không được gặp cô Vàng, người yêu của tôi. Nhưng khoảng tháng 10 năm 1957 tôi bị thương nhẹ được đưa về điều trị tại bệnh viện Huyện Hoà An. Chúng tôi vô cùng sung sướng lại được gặp nhau. Trong một tuần lể cô Vàng kể lại mọi nỗi đau xót cô đã gặp phải cho tôi nghe. Tôi xin ghi lại tỉ mỉ những lời cô Vàng tâm sự với tôi, mà không bao giờ tôi có thể lãng quên đi được. Vàng kể:

    Ðầu năm 1955 cô Xuân được về gặp Bác Hồ. Bác Hồ định lấy cô Xuân làm vợ chính thức. Mấy tháng sau chị Xuân xin cho em cùng về ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội. Còn tầng dưới thì cho ông Nguyễn Quý Kiên, Chánh văn phòng Thủ tướng phủ ở. Vì các lãnh đạo không cho chị Xuân cùng ở với Bác trên nhà chủ tịch phủ, giao cho ông Trần Quốc Hoàn b
ộ trưởng bộ Công an trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về ở 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của Công an.

    Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con traị Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu. Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rồi nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô xầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn.

    Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. Em hỏi nó nắm tay chị, sao chị không văng vào mặt nó để nó dắt đi? Chị Xuân vừa nức nở vừa nói: Ðau khổ nhục nhả lắm. Chị phải nói hết để các em tha tội cho chị. Từ hôm chị mới về nhà này, có một bà già độ 60 tuổi ở một buồn dưới nhà, vợ một cán bộ Công an đã chết, lên thân mật nói chuyện với chị rằng: Sao cô ở đây một mình? Bạn đàn bà để tôi nói thật cho cô biết. Cái lão đem cô về đây là một tên côn đồ lưu manh, dâm ô tàn ác vô kể. Tôi xin kể một vài chuyện cho cô nghe. Ông Lương Khánh Thiện, một Uỷ viên Trung ương, bị đế quốc Pháp giết có con gái tên là Bình. Chị Ðường, vợ anh Thiện đem con gái gởi bác Hoàn nhờ bác tác thành cho. Lão Hoàn đã hiếp nó, nó chửa rồi chọn một tên lưu manh vào làm Công an để gả cô Bình làm vợ. Lão lại đem một cô gái có nhan sắc nhận là cháu, cũng hiếp cô gái này cho tới chửa, rồi giết chết quăng xác xuống hồ Ha Le để khỏi mang tiếng. Cán bộ Công an nhiều người biết chuyện của nó, nhưng không ai dám hở răng, vì sợ lão vu cho tội rồi bắt giam rồi thủ tiêu.

    Nghe chuyện đó chị cũng khủng khiếp, nhưng lại nghĩ là nó đối với mọi người khác, còn đối với mình thì nó đâu dám. Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xõ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị.
Chị xô nó ra nói:
        “Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”.
     Nó cười một cách nhạo báng:
     “Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”.
    Rồi nó lại nói: “Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tuỳ ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi”.     Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị.
    Chị ngồi xụp xuống ghế nói:
     “Anh cứ bắn đi”.
    Nó cười khì khì :
    "Tôi chưa dại gì bắn. Tôi tặng bà vật khác".
    Nó dắt súng vào túi quần rồi rút ra một sợi dây dù to bằng chiếc đũa, đã thắt sẳn một cái thòng lọng. Nó quàng cái tròng vào cổ chị rồi kéo chị đi lại cái giường kia, đẩy chị nằm xuống, rồi đầu sợi giây nó buộc vào chân giường. Chị khiếp sợ run như cầy sấy.

    Nó nói “Bây giờ bà muốn chết tôi cho bà chết“.     Rồi nó lột hết quần áo chị, nó ngồi xuống nó ngắm nghía ngâm nga: 

    Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
     đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?
    Phẩm tiên đã đến tay phàm,
    thì vin cành quýt cho cam sự đời.

    Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt.

   Nó kéo tay chị nói: “Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già mà còn vờ làm gái “.
    Xong nó cởi thòng lọng cho chị, rồi nó ngồi bên chị tán tỉnh hàng giờ:
    "Anh thương em lắm. Người ta gặp hạnh phúc phải biết hưởng hạnh phúc. Nếu em thuận tình thì muốn gì cũng có.
    Nó đeo vào tay chị một chiếc nhẫn vàng, chị đã ném vào nhà xí.
    Nó lại dặn: “Việc này phải tuyệt đối bí mật, nếu hở ra thì mất mạng cả lũ và tôi nói cho cô biết ông cụ tin tôi hơn cô" .

    Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó. Thấy bóng dáng nó chị như một con mèo nhìn thấy con cọp, hồn vía lên mâỵ Nó muốn làm gì thì tuỳ ý nó. Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó. Nhớ lại lời nói của bà già, chị liền xin bác cho hai em về đây, mong tránh được mặt nó. Nhưng những hôm Công an gọi các em đi làm hộ khẩu, đi làm chứng minh thư lâu hàng buổi là nó tới hành hạ chị. Nó bảo chị phải nói cho hai em biết. Phải biết câm cái miệng nếu bép xép thì mất mạng cả lũ. Hôm nay nó lại đây trắng trợn như vậy vì nó tưởng chị đã dặn hai em bí mật rồi. Bây giờ việc đã xẫy ra chị thấy rất nguy hiểm. 

    Em nói: “Hay là chị em ta trốn đi”.
    Chị Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai”.

    Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Ðức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa”.

    Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”.
    Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu”.
 Bác nói: Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối.   

    Chị suy nghĩ mãi mới thấy rõ, nó muốn vu cáo chị em ta liên hệ với gián điệp hoặc đặc vụ gì đó để định kế thoát thân nếu việc của nó bị bại lộ Bây giờ ta trốn cũng không làm sao thoát khỏi tay nó, mà nó còn vu cáo để giết hại ba chị em chúng ta.

    Chị Xuân lại nói: “chị bị giết cũng đáng đời, chị rất hối hận xin hai em về đây để chịu chung số phận với chị”.
    Em thấy nguy hiểm vì tên Hoàn đã nổi tiếng ở Bộ Công an là một tên dâm ô vô cùng tàn ác. Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đị Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, ra lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi. Lên một phòng chờ em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên.

    Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì. Da dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm. Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nức. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. Ðây là phương pháp giết người của bọn lưu manh chuyên nghiệp của nhiều nước đã xử dụng.

    Em vô cùng đau khổ chạy về kể chuyện lại cho chị Nguyệt nghe để hai chị em cùng khóc. Ít lâu sau một cán bộ Công an đến bế cháu Trung đi, chúng em không được biết đem đi đâu. Rồi em thì được đi học một lớp y tá của khu tự trị Việt Bắc ở Thái Nguyên. Chị Nguyệt không biết họ cho đi đâu sống chết thế nào. Học mấy tháng thì em được chuyển về bệnh viện Cao Bằng, em khóc luôn, họ cho là em bị thần kinh nên cho về đây điều trị. May lại được gặp anh kể hết mọi chuyện cho anh nghe. Em nghĩ anh chỉ bị thương nhẹ, anh còn sống được lâu anh sẽ nói rõ cho toàn dân biết được vụ bê bối này. Còn em thì chắc chắn sẽ bị chúng giết vì em đã nói vụ này cho nhiều chị em bà con biết. Bọn hung thủ còn theo dõi em. Ở Cao Bằng có hôm em thấy thằng Ninh xồm tới gặp ông bác sĩ bệnh viện trưởng, được ít hôm họ tuyên bố em bị thần kinh được chuyển về điều trị tại Hoà An.

    Tôi chỉ được gặp Vàng em tôi có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm 1957 cô Vàng đi về thăm ông cậu Hoàng văn Ðệ. Hung thủ đi theo rồi giết chết em tôi quăng xác xuống sông Bằng Giang đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ. Tôi được tin sửng sốt chạy về cầu Hoàng Bồ thì thi hài đã được kiểm nghiệm và chôn cất rồị Nghe dư luận xôn xao bị đánh vở sọ, đồng hồ vẫn còn nguyên và người nhà đã nhận về chôn cất. Tôi đâm bổ về Hà Nội liên lạc được với một cậu bạn cùng học làm việc ở Toà án Hà Nội. Tôi kể vụ án em tôi bị giết thì bạn tôi sao cho tôi một bản Công Văn Viện Kiểm sát hỏi toà án về vụ em tôi và cô Xuân bị giết. Tôi xin sao bản văn đó trình ông để tiện việc điều trạ Vụ này nhiều người bị giết. Cô Xuân, vợ cụ Hồ Chí Min h, cô Vàng, vợ chưa cưới của tôi, cô Nguyệt, còn nhiều người ở Trường y tá Thái Nguyên nghe chuyện Vàng kể đi nói chuyện lại cũng bị giết lây.

    Mấy chục năm nay tôi tim gan thắt ruột, nghĩ cách trả thù cho em tôi nhưng sức yếu thế cơ đành ngậm hờn chờ chết. Theo Vàng dặn lại, tôi liên hệ với một số cán bộ về hưu Công an, kiểm sát họ cho tôi biết cậu Trung ngày đó đã được đưa về cụ Bằng nuôi. Ðộ 4, 5 tuổi thì gửi cho Chu Văn Tấn, đến năm 13 tuổi là năm 1969 ngày Bác Hồ mất thì giao cho ông Vũ Kỳ, nguyên Thư Ký của Bác, nay là Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ chí Minh làm con nuôi. Vũ Kỳ có 2 con đẻ là Vũ Vinh và Vũ Quang, còn Vũ Trung làm con nuôi; là con của chị Xuân với Bác Hồ. Tôi một thương binh sắp đi tới thế giới khác, máu hoà nước mắt viết thư này nhờ một người bạn chí tình, thành tâm bảo vệ lẽ phải, đánh máy bức thư gởi tới trình ông. Mong ông lưu ý xét cho mấy việc:

    1- Các ông sẵn lòng bảo vệ chân lý điều tra cho ra những đứa thủ mưu, thủ ác, chứ không truy xét những người có lương tâm phát hiện lũ tàn ác.

    2- Ở xã Hồng Việt bà con bạn hữu chị Xuân vào trạc tuổi 45 trở lên còn khá nhiều đều biết rõ ràng cô Vàng, cô Xuân, cô Nguyệt và chắc gia đình của cô Xuân còn khá nhiều di vật của cô Xuân. Nhưng tất cả mọi người đều khiếp sợ, không dám hé răng. Mong ông cho điều tra thận trọng, bí mật, vì việc điều tra này bị lộ thì cả lô bà con này bị thủ tiêu.

    3- Cậu Nguyễn Tất Trung còn sống khoẻ mạnh nhưng việc điều tra lộ ra thì cậu cũng dễ dàng bị thủ tiêụ Tên hung thủ lái xe đón bà Xuân đi giết là Tạ Quang Chiến hiên nay là Tổng cục Phó Tổng cục Thể dục Thể thaọ Còn tên Ninh xồm thì chúng tôi không hiểu đã leo lên chức vụ nào rồi.            Bài sưu tầm trên mạng .


2 vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung (sinh năm 1992) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998; người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ, mất năm 2005; bên trái ông Kỳ là ông em ruột. Trung và vợ con ở phía phải
                                          
Thơ phụ họa

                          "Một thời trót đã ríu ran , "
                "Làm chi cho nát cho tan cõi lòng ."
                    " Có vợ chẳng dám làm chồng ,"
             "Có con chẳng dám mặn nồng đạo cha ."
                        Cháu thương Bác quá Bác à ! ,
             "Không thân thích - chẳng ruột rà với ai ."
                        Cuộc đời xen lẫn đúng sai ,
              "Cuộc đời trói buộc bỏ ngoài đam mê ."
                        Cứu nước thì Bác tuyệt ghê ,
                Nhưng xây tổ ấm đáng chê hết tầm ... 


 

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

GIÁ VUA QUANG TRUNG KHÔNG CHẾT SỚM

   Vua Quang Trung và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân

sau chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu, vua Quang Trung nỗ lực xây dựng đất nước. Dù chỉ tại vị có 4 năm ngắn ngủi, nhưng vua đã chứng tỏ ngài không phải chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử mà còn là một nhà chính trị xuất sắc nhất, với hùng tâm mở một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt.
Về văn hóa, ngài cho mở trường học khắp các thôn xã. Những nơi nào không thể mở trường học thì mượn đình chùa làm nơi dạy dỗ. Vua Quang Trung là ông vua Việt nam đầu tiên đã có sáng kiến áp dụng một nền giáo dục phổ thông cho dân chúng. Và ngài cũng là vị vua đầu tiên đã thực hiện một cuộc cách mạng dân tộc là dùng chữ Nôm trong tất cả các chiếu biểu, văn thư hành chánh. Giám mục Bá Ða Lộc đã ra sức giúp Nguyễn Phúc Ánh để mong được tự do truyền đạo sau này, thì những nhà truyền giáo và giáo dân dưới thời nhà Nguyễn sau này bị nạn “Sát Tả” bức hại đến khủng khiếp, nhưng dưới thời Quang Trung, thì nhà vua đã thực hiện một nền bình đẳng và tự do tôn giáo. Những nhà truyền giáo ở đất Bắc trong thời Quang Trung như giáo sĩ Le Roy trong thư gửi cho Bladin ngày 18-7-1793, đã không hết lời khen ngợi sự tiến bộ trong công việc truyền đạo dưới chế độ Tây Sơn.
Về ngoại giao, thời đại Quang Trung là thời đại ngoại giao vàng son nhất lịch sử chúng ta. Từ xưa chưa có một vị vua nào tỏ vẻ lấn áp Trung hoa như vua Quang Trung. Trước hết, ngài đã không chịu thân hành đi đón sắc phong của vua Càn Long, hủy bỏ tục cống người vàng hằng năm cho Tàu để đền mạng Liễu Thăng đã có kể từ thời vua Lê Thái tổ. Và cuối cùng cử sứ bộ sang Tàu đòi hai hai tỉnh Quảng Ðông và Quảng Tây, cũng như xin cưới công chúa nhà Thanh. Ðòi hỏi của vua Quang Trung đúng là sự khiêu khích đối với Càn Long, là một ông vua cao ngạo và anh minh vào bậc nhất đời nhà Thanh. Tuy nhiên, khiếp uy Quang Trung, Càn Long đã phải chấp nhận để tỉnh Quảng Tây cho vua đóng đô và chọn ngày đưa công chúa Thanh sang làm dâu Việt nam.
Ðau đớn thay, trong khi nhà Thanh chuẩn bị đáp ứng những đòi hỏi của Việt nam thì vua Quang Trung lại sớm ra đi. Vũ Văn Dũng cầm đầu phái bộ ở Bắc kinh lúc bấy giờ khi nghe tin vua mất đã ngã ra chết ngất, và sau đó có làm bài thơ khóc vua như sau:

Bố y phấn tích ngũ niên trung
Kim cổ thi vi sự bất đồng
Thiên vị ngô hoàng tăng nhất kỷ
Bất ư Ðường, Tống thuyết anh hùng

Anh Hợp dịch:
Năm năm dấy nghiệp tự thôn nông
Thời trước, thời sau khó sánh cùng
Trời để vua ta thêm chục tuổi
Anh hào Ðường, Tống hết khoe hùng.


Lịch sử không thể nói hết những nét phi thường của vua Quang Trung. Ngài là một vị tướng bách thắng. từ lúc cầm quân đánh Phú yên cho đến lúc mất chưa bao giờ biết nếm mùi thất bại. Ngài là một nhà chính trị tài ba chứng tỏ sau bốn năm xây dựng Bắc hà qua các chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục. Nhưng tình hình Nam kỳ, cũng như chính sách của nhà Tây Sơn đối với Mãn Thanh lúc bấy giờ, đã có hai quan điểm khác nhau đối với tương lai của Việt nam nếu ngài còn sống thêm một kỷ nữa.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, với tài năng phi thường của vua Quang Trung, ngài còn sống thêm lãnh thổ Việt nam đã thay đổi, tình hình chính trị ở Á châu cũng hoàn toàn thay đổi bộ mặt và vua Quang Trung có thêm cơ hội để chứng tỏ thêm sự phi thường tột bực của ngài. Quan điểm thứ hai đặt ra nhiều nghi ngờ là có thể nhà Tây Sơn lưỡng đầu thọ địch và tình trạng cũng khó biết đi về đâu.
Sưu tầm : Lai Hồ Luận 
   
                                               Entry thêm
                                  Đại học ta kém cả Lào ,
                             Hồ sơ xuôi ngược đưa vào rút ra .
                            Thương nền giáo dục nước nhà ,
                           Hung hăng cải tiến sinh ra cải lùi .

//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////